PostHeaderIcon TẠI SAO CHỌN EVENTER CHUYÊN NGHIỆP

Quan niệm sai lầm về tổ chức sự kiện  

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của một đơn vị, thường xuất hiện những sự kiện tiêu biểu như: Lễ kỷ niệm thành lập; lễ khai trương, khánh thành, lễ đón nhận các danh hiệu văn hóa; lễ đón nhận huân huy chương, danh hiệu anh hùng…vv

Mỗi sự kiện như vậy đều thu hút sự quan tâm của dư luận và cộng đồng. Chính vì vậy, việc làm như thế nào để tổ chức được buổi lễ thành công, để lại ấn tượng tốt đẹp luôn là mối quan tâm chính của những người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

Mong muốn là như vậy, nhưng nhiều khi những người "đứng mũi chịu sào" này lại rất dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng. Đó là:

1.Bạn tự cho mình là người có thâm niên tổ chức nhiều sự kiện ở đơn vị và không cần thiết phải tổ chức chuyên nghiệp!  

Vâng, không thể phủ nhận bạn đã tổ chức rất nhiều sự kiện ở đơn vị. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, mỗi sự kiện do một tay bạn sắp đặt có để lại ấn tượng tốt đẹp nào trong lòng đại biểu tham dự. Đại biểu, quan khách có thích chương trình đó, hay nó trở thành "ác mộng", là "cực hình" mà họ phải chịu đựng trong suốt nhiều tiếng đồng hồ? Điều bạn muốn thực sự thông qua sự kiện này là gì? Phải chăng đó chỉ là một nơi tập trung đông người? Hay đơn giản đó chỉ là một thủ tục?

2. Bạn cho rằng: chỉ cần phân công cho các phòng ban chức năng rồi đâu sẽ vào đấy!  

Nếu nghĩ và làm như vậy bạn đang "đánh bạc" với chính sự kiện của đơn vị mình. Yếu tố đen đỏ ở đây là bạn phó mặc việc tổ chức sự kiện của đơn vị cho cấp dưới lo liệu, hy vọng nó sẽ tốt, trong khi bạn thừa biết đó không phải là nghề nghiệp, chuyên môn chính của những người này. Chính vì vậy, những rủi ro, thiếu sót xảy ra trong buổi lễ là điều không tránh khỏi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến buổi lễ của đơn vị bạn không thành công như mong đợi.

3. Bạn không muốn tổ chức buổi lễ một cách ồn ào vì bạn muốn chứng minh với thiên hạ rằng: Bạn là người lãnh đạo rất đỗi cần, kiệm, liêm, chính.  

Và vì vậy, việc tổ chức buổi lễ ở đơn vị bạn diễn ra rất sơ sài, buồn tẻ. Bạn chẳng tốn kém gì nhiều và cũng chẳng để lại ấn tượng tốt đẹp nào trong tâm trí những người đến tham dự sự kiện này. Thậm chí, bạn còn có thể bị chê là người không biết tổ chức, thiếu tôn trọng và những lời than phiền đại loại như thế.

4. Bạn cho rằng đơn vị mình đã có tiếng, không cần thiết phải tổ chức sự kiện chuyên nghiệp!  

Như vậy là bạn đang làm những việc đầu tiên để tiến hành hủy hoại danh tiếng và vị thế của đơn vị bạn. Vị thế và uy tín của đơn vị bạn do các thế hệ lãnh đạo trước đây dày công vun vén, phải trải qua thời gian dài mới có được, chắc bạn không muốn mình trở thành "vị vua cuối cùng" phải không?

ADCENTRAL